Du lịch "bụi" Phan Thiết (P1)



Khoảng cách: 198km (tính từ Tp.HCM)

Sơ lược:
Thành phố Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km về hướng Đông. Phan Thiết là đô thị của miền Trung, thuộc miền Nam Trung Bộ. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.
Nguồn gốc địa danh

Khi chưa có người Việt định cư, tên vùng đất này có nguồn gốc từ tiếng Chăm gọi là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Vậy mà không biết tự bao giờ, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết .

Lịch sử
Hình thành
Vùng đất này có tên gọi lâu đời của người Chăm là Ha-mu Li-thit (nghĩa là “xóm Lithit”).
Sau khi vương quốc Chămpa sáp nhập vào Đại Việt, chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Li-thit” được gắn liền với âm "Phan" mà thành Phan Thiết.
Vùng hành chính này xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thời Tự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xã[Huế]], Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.


Phát triển
Sau khi Việt Nam thống nhất hai miền nam bắc (1975), thị xã Phan Thiết tiếp tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải.
Sau đợt chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992, thị xã Phan Thiết vẫn là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.

Du lịch


Mũi Né - Phan Thiết nhìn từ Google Earth

Người dân thành phố Phan Thiết ai cũng thừa nhận vùng biển giàu tiềm năng du lịch này được đánh thức ngày 25 tháng 10 năm 1995 - ngày nhật thực toàn phần đi qua Phan Thiết, một món quà bất ngờ và vô cùng quý giá thiên nhiên ban tặng.
Ngay sau đó, những dự án táo bạo kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương được trình từ trước đó, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Vùng biển Phan Thiết - Mũi Né từ đó thay đổi đến mức làm ngỡ ngàng cả nhân dân địa phương. Chỉ mất không đầy 30 phút ngồi xe từ trung tâm thành phố Phan Thiết sẽ đến được khu du lịch Mũi Né. Ngày nay, chính quyền thành phố có chủ trương mở rộng và phát triển thêm các khu du lịch nằm ở phía nam thành phố, điển hình là khu vực xã Tiến Thành.

Các điểm tham quan tại Phan Thiết:
+ Dinh Vạn Thủy Tú (nơi có bộ xương cá voi dài 28m)
+ Trường Dục Thanh – Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận

+ Tháp Chàm Poshanu
+ Đồi Cát bay – Suối Hồng
+ Đồi Cát Trinh Nữ - Bàu Sen (Bàu Trắng)
+ Hòn Rơm
+ Mũi Né
+ Suối Tiên (địa điểm này nay không còn được đưa vào khai thác du lịch nữa, nhưng nếu bạn muốn tham quan thì: …. Đi xe ở khu rừng dừa Hàm Tiến (khu resort) bạn để ý có một cây cầu có tên là Cầu Rạng gần đó có một con suối nhỏ đã bị che chắn bằng hàng rào nhỏ, nó …. đó
+…

Các điểm có thể tham quan trên đường đi:
+ Dinh thầy thím
+ Núi Tà ku
+ …

Đặc sản:


Nhiều, ngoài các món hải sản có thể kể đến là Dông 7 món, Bánh rế, Nước mắm, Hủ tiếu hải sản, mực một nắng, Thanh long, Bánh căn, …

Các bãi tắm:
+ Bãi tắm đồi dương: khu Đồi Dương, cuối đường Nguyễn Tất Thành. Ở gần đây cũng có rất nhiều quán Café sát bãi biển nên bạn có thể vừa uống café dưới những tán dương vừa ngắm biển…
+ Bãi Múi Né: Để tắm ở những bãi tắm này bạn phải là khách của các resort, ngoài bãi biển trong khuôn viên của các resort còn có hồ bơi (có chổ có cả hồ bơi nước mặn), khung cảnh đẹp, các dịch vụ sauna, sân golf, …
+ Bãi Rạng: Đi qua khỏi trung tâm của khu resort, cách Tp.Phan Thiết khoảng 15 km, là một trong những bãi tắm đẹp nhất Phan Thiết.
+ Bãi sau: nằm gần KDL Siva, KDL Gành.
+ Hòn Rơm: đi qua khỏi khu vực đồi cát bay 1km là đến.
+ Và rất nhiều bãi tắm đẹp khác đang chờ đón bạn.

Bản đồ:
Bạn có thể xem trực tuyến tại Google Maps, hoặc tại skydoor.net, bạn cũng có thể sử dụng phần mềm Google Earth để xem (có thể quan sát được nguyên đồi cát ở Phan Thiết, xem được hình dạng của Mũi Né…). Bạn có thể tải bạn đồ Phan Thiết tại đây.

Đi và về từ Tp.HCM
Để đi đến PT bạn có thể đi bằng đường bộ (xe bus hoặc xe gắn máy…) hoặc đi bằng đường sắt.
Xe máy
Từ Tp.HCM đi theo QL1 về tới ngã 3 Nam Phan Thiết (có cái bồn binh lớn) rẻ phải là vào trung tâm thành phố Phan Thiết.

Xe Bus
Xe Open tour
Xe Open tour chạy tuyến Tp.HCM – Phan Thiết tương đối nhiều, bạn có thể lên phố Tây Phạm Ngũ Lão để mua vé và biết thêm về thời gian đi (sáng, trưa, chiều đều có xe khởi hành). Xe sẽ khởi hành tại Khu phố Tây và điềm dừng tại Phan Thiết là khu vực “thủ đô resort” ở Mũi Né. Xe máy lạnh, phục vụ tốt…
• Sinh Café
http://sinhcafevn.com
Tại Tp.HCM: 246 - 248 Đường Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38367338-38376833
Hà Nội: 52 Luong Ngoc Quyen
Huế: 12 Hùng Vương - 054.3826867 - 3845022
7 Nguyễn Tri Phương - 054823309 – 848626
Hội An: 18B Hai Bà Trưng - 0510.863948
Nha Trang: 10 Biệt Thự - 058.3522982 – 3523183
54/1 Nguyễn Thiện Thuật
90C Hùng Vương - 058.521981 – 524.329
Mũi Né: 144 Nguyễn Đình Chiểu - (062) 3847542
Đà Lạt: 4A Bùi Thị Xuân - 063.822663 - 836702

• Xe Phương Trang:
Địa chỉ: 274 - 276 Đề Thám, P.PNL, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 920 6564 - Fax: (08) 920 6571

• An Phu Tp.HCM
07 Đỗ Quang Đẩu, Q1.
Điện thoại: (08) 9202513 – 912 0287

Ngoài ra còn có một số hãng xe khác như: Hanhcafe, TM Brothers…
Xe khách
So với xe Open tour, chất lượng của một số xe khách chạy tuyến Tp.HCM – Phan Thiết cũng không thua kém như: Mailinh, Kumho,…
Tuy nhiên, khác với xe Open tour xe khách sẽ dừng tại bến xe Phan Thiết – đường Từ Vân Tự (trong thành phố Phan Thiết). Nếu bạn đi xe này ra Phan Thiết nhưng lại ở Mũi Né, có thể liên hệ dịch vụ xe đưa đón của resort bạn lưu trú, hoặc để tiết kiệm hơn bạn có thể bắt xe bus ra Mũi Né.
Xe khách đi Phan Thiết có xe 14 chổ, 25 chổ, 32 chổ và 45 chổ.

• Hãng xe Mailinh
Địa chỉ: 64 - 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Email: ml@mailinh-corp.com
Website: http://www.mailinh.vn/Liên hệ đặt vé: 08.9292929 (Tp.HCM)
Địa chỉ phòng vé:
Số 400A Lê Hồng Phong, Q.10Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5
Mailinh Phan Thiết (062). 3823 222


• Xe Kumho Samco
Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh (Lầu 3), P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 511 6861 - Fax: (08) 511 4617

• Bến xe miền Đông
292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Email: webmaster@benxemiendong.com.vn
Website: http://www.benxemiendong.com.vn/

• Bến xe Phan Thiết nằm trên đường Từ Văn Tư - Tp.Phan Thiết (ĐT: 062. 3821361)
Tàu
Khởi hành từ Ga Sài Gòn và điểm dừng tại Bình Thuận là Ga Mường Mán (cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 10km).
Liên hệ Ga Sài Gòn để cập nhật giờ chạy và giá vé.
• Ga Sài Gòn
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 843 6528 - Fax: (08) 846 6091Email: mailto:gasaigon01@yahoo.com
Website: www.vr.com.vn/gasaigon/
- Cung cấp thông tin: (08) 39 318 952
- Phòng bán vé: (08) 38 436 524 hoặc (08) 38 468 701 (xin số: 2302)
- Fax: (08) 38 436 524
- Đưa vé đến nhà: (08) 38 436 528 (thời gian phục vụ từ 07 giờ 00 đến 19 giờ 00 hàng ngày).
Có các loại tàu: Tàu SG-PT (giá rẻ nhưng chạy chậm…), tàu thống nhất, Blue Train..

Hoặc
• Tàu Golden Train (tàu du lịch, tên gọi trước là tàu 5 sao)
Công Ty Cổ Phần Du Lịch Năm Sao
297 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.
Điện thoại : 08.9206868 Fax : 08.9205554
hoặc phòng bán vé của Golden Train tại tầng 1 Ga Sài Gòn.

Nguyễn Tùng Lâm

Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77



About me

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."



Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...



Blogger Tùng Lâm

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org