Du lịch "bụi": Huế (P.1)



Khoảng cách:
Huế cách Đà Nẵng 112km.
Cách Tp.HCM khoảng 1000km
Cách Hà Nội 654km
Thông tin:
Huế là một thành phố ở miền Trung Việt Nam và là tỉnh lị của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới các triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn, Huế nổi tiếng với những đền chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.

Dulichbui's Blog


Lịch sử và tên gọi
Thuận Hóa
Năm 1306, Công chúa Huyền Trân về làm vợ vua Chiêm là Chế Mân, đổi lấy hai châu Ô và Rí làm sính lễ.
Năm 1307, vua Trần Anh Tông tiếp thu vùng đất mới và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Việc gom hai châu này làm một dưới cái tên phủ Thuận Hóa (chữ Hán: 順化) được thực hiện dưới thời nội thuộc Nhà Minh. Đến đời Nhà Hậu Lê, Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh. Năm 1604, Nguyễn Hoàng đã cắt huyện Điện Bàn thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn Quảng Nam. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn, (thế kỷ 17- 18) là vùng đất trải dài từ phía nam đèo Ngang cho tới đèo Hải Vân.

Phú Xuân
Năm 1626, để chuẩn bị cho việc chống lại họ Trịnh, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh đến làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên và đổi Dinh làm Phủ. Năm 1636, Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chọn làng Kim Long, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, làm nơi đặt Phủ. Năm 1687, Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn, dời Phủ chúa về làng Phú Xuân (富春), thuộc huyện Hương Trà và năm 1712, chúa Minh Nguyễn Phúc Chu dời phủ về làng Bác Vọng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên làm nơi đặt Phủ mới. Đến khi Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát lên cầm quyền năm 1738 thì phủ chúa mới trở về lại vị trí Phú Xuân và yên vị từ đó cho đến ngày thất thủ về tay quân họ Trịnh. Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã "đóng đô ở Phú Xuân, mới gọi là Kinh sư".

Địa danh "Huế"
Sự xuất hiện của địa danh "Huế"
Hiện chưa có nguồn thông tin nào khẳng định địa danh "Huế" chính thức xuất hiện lúc nào, theo một số thông tin thì:
Vua Lê Thánh Tông có lẽ là người đầu tiên nói đến địa danh Huế trong bài văn nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn. Trong đó có câu: “Hương kỳ nam, vảy đồi mồi, búi an tức, bì hồ tiêu, thau Lào, thóc Huế, thuyền tám tầm chở đã vạy then" .
Những tài liệu sử học cũ ngọai trừ Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu khi nói tới Huế, đều dùng cái tên Phú Xuân hoặc Kinh đô, hoặc Kinh, chứ không dùng tên Huế.
Bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim là bộ sử đầu tiên của Việt Nam viết bằng chữ quốc ngữ, ngoài nguồn sử liệu truyền thống, tác giả đã sử dụng nguồn sử liệu của phương Tây, và tên Huế xuất hiện.
Trong hồi ký của Pierre Poivre, một thương nhân Pháp đến Phú Xuân vào năm 1749, cái tên Huế xuất hiện nhiều lần dưới dạng hoàn chỉnh là Hué.
Năm 1787, Le Floch de la Carrière đã vẽ bản đồ duyên hải Đàng Trong cho Bộ Hải Quân Pháp, trong đó bản đồ đô thành Huế được vẽ một cách khá rõ và cái tên Huế đã được ghi như cách người Pháp thường viết về sau: HUÉ .
Trong một lá thư viết tại Sài Gòn ngày 15 tháng 7 năm 1789 của Olivvier de Puynamel gởi cho Létodal ở Macao, hai lần cái tên Hué được nhắc đến khi nói về tình hình nơi này .
Trên bản đồ Việt Nam in trong "Dictionarii Latino-Annamitici" (tome II) của Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ, thấy có tên Huế
Trong "Dictionarium Annamitico-Latinum" của Pigneau de Béhaine và J.L. Taberd có giải thích, Huế: provincia regia Cocincinae.
Hồi ký "Souvenirs de Huế" xuất bản năm 1867 tại Paris của Michel Đức Chaingeau -con trai của Jean Baptiste Chaigneuau, tức Đức Thắng Hầu Nguyễn Văn Thắng, một trong những người Pháp theo giúp vua Gia Long, làm quan tại triều đình Huế...

Một số kiến giải về địa danh "Huế"
Hiện nguồn gốc tên gọi này được một số nhà "Nghiên cứu Huế" kiến giải như sau:
Học giả Thái Văn Kiểm kiến giải:
Căn cứ trên những dữ kiện về ngôn ngữ và từ điển thì có thể chữ Huế đã xuất hiện trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, chữ Huế bắt nguồn từ chữ Hóa trong địa danh Thuận Hóa.
Hóa biến thành Huế có thể là do kị huý, theo ông, có thể là tên ông Nguyễn Nạp Hóa, cháu 6 đời của ông Nguyễn Bặc - công thần của nhà Đinh - tổ của nhà Nguyễn hoặc cũng có thể do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, chánh cung của vua Minh Mạng, thân mẫu của vua Thiệu Trị- vì Hoa và Hóa đọc na ná - nên Hóa phải đổi thành Huế.
Kiến giải của Cadière: Huế chỉ là một cách ghi âm không chính xác của Hoá. Huế đã bắt dầu có từ thời Huế-Kim Long với cái tên là Hóa
BS. Nguyễn Hy Vọng sau khi trích dẫn tự điển Việt-Bồ-La của de Rhodes, tác giả của Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt (ấn bản điện tử dưới dạng CD), khẳng định: Huế đã có tên riêng là Huế ngay từ trước 1651 là năm xuất bản tự điển Việt-Bồ-La và không dính gì đến Hóa của châu Hóa hay Thuận Hóa.
Nghiêm Đức Thảo, đã có một kiến giải về nguồn gốc của Huế dựa trên bài văn "Thập giới cô hồn quốc ngữ văn" của Lê Thánh Tông. Ông kết luận: phải nói địa danh Huế có trước khi vua Lê Thánh Tông ghé đến, ít ra là trước năm 1497.
Nhà nghiên cứu Võ Hương An cho rằng: Một địa phương Việt Nam thường có hai tên, một tên chính thức bằng chữ Hán, và một tên Nôm do dân chúng đặt. Trong trường hợp như thế, sử sách Nhà Nguyễn có khuynh hướng chỉ ghi tên chính thức, tên “chữ” (Hán) và thường bỏ qua cái tên thông tục. Đó là lý do cái tên Huế không có trong sử liệu Nhà Nguyễn. Quốc ngữ thời A. de Rhodes là loại quốc ngữ chưa định hình...Sự hiện hữu của hai âm "hóa", "huế" về cùng một địa phương và có giá trị như nhau cho phép nghĩ rằng vào thời bấy giờ Kim Long còn có một tên khác là Kẻ Huế hay Kẻ Hóa (tùy theo cách gọi của dân chúng). Những cái tên Kehue hay Kehǒá ban đầu đó tiếp tục xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau theo cách nghe và cách viết của mỗi người (Tây phương), cho đến khi định hình hẳn, từ nửa sau thế kỷ 18, theo cách của Pháp là Hué..

Thị xã Huế
Vào cuối thế kỷ 19, xứ Huế và cả miền Trung là nơi chậm phát triển kinh tế công-thương nghiệp so với miền Bắc và miền Nam. Một trong những giải pháp có thể đáp ứng tích cực những yêu cầu ấy là xúc tiến việc thiết lập các khu hành chính đô thị.
Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (ngày 20 tháng 10 năm 1898), dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché, Cơ Mật Viện triều đình Huế đã làm tờ trình dâng lên Thành Thái yêu cầu nhà vua cho phép "những nơi nào Khâm sứ Trung Kỳ và Cơ Mật Viện xét thấy cần thiết, sẽ thiết lập ở nơi đó một đô thị".
Ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (ngày 12 tháng 7 năm 1899), vua Thành Thái xuống Dụ công bố thành lập thị xã Huế với nội dung: "Chiểu theo kết quả tốt đẹp của những biện pháp mà Cơ Mật Viện đã đề xuất vào ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 về vấn đề thành lập các đô thị ở An Nam, nay trẫm quyết định bổ khuyết các biện pháp đó bằng một tổ chức hẳn hoi. Tổ chức này được áp dụng ở các thị xã là Thanh Hoá, Vinh, Huế, Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết"
Ngày 13 tháng 7 năm 1899, Khâm sứ Trung Kỳ Boulloché phê duyệt tờ Dụ của vua Thành Thái, và đến ngày 30 tháng 8 năm 1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định chuẩn y thành lập "thị xã Huế" (cùng 5 thị xã trên).

Dulichbui's Blog

Sông Hương núi Ngự - biểu tượng của Thành Phố Huế
Phu Vân Lâu và Nghinh Lương Đình

Thành phố Huế
Sau ngày tuyên bố độc lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945), Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiến hành kiện toàn lại bộ máy quản lý nhà nước, sắp xếp lại lại các đơn vị hành chính trong cả nước. Sắc lệnh số 77 ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam quy định Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Sài Gòn đều đặt làm thành phố. Thành phố Hà Nội được đặt trực tiếp dưới quyền của Chính phủ Trung ương, còn các thành phố khác đều thuộc quyền của các Kỳ. Ở mỗi thành phố đặt cơ quan Hội đồng nhân dân thành phố, Uỷ ban hành chính thành phố, Uỷ ban hành chính khu phố... Đầu năm 1946, Chính phủ Việt Nam giải tán các cấp hành chính châu, quận, phủ, tổng; thành lập chính quyền bốn cấp từ bộ đến tỉnh- thành phố, huyện, xã (bãi bỏ cấp kỳ, thay vào đó là cấp bộ).
Giai đoạn từ năm 1954-1975: sau khi thành lập chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và ban hành hiến pháp, tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiến hành xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương đến cơ sở, đồng thời tiến hành cải tổ nền hành chính ở các địa phương. Theo tinh thần tờ Dụ số 57A ngày 24 tháng 10 năm 1956 với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, thị xã Huế là đơn vị hành chính ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, tuy tỉnh lị Thừa Thiên đặt ở Huế. Mô hình này chỉ tồn tại đến năm 1975
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành quyết định số 209/2005/QĐ-TTG, theo đó, thành phố Huế được nâng từ đô thị loại 2 lên đô thị loại 1 nhưng không trực thuộc trung ương mà trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sau khi Huế được công nhận là đô thị loại 1, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang lập đề án đưa cả tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc trung ương.
Ngày 30/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án xây dựng thành phố Huế thành thành phố Festival.
Theo đó, đề án có mục tiêu chung là xây dựng thành phố Festival mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế với đặc trưng của Việt Nam; đưa Huế trở thành thành phố du lịch trong mối gắn kết hài hòa với thành phố Festival, làm động lực phát triển kinh tế, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Để thực hiện đề án, ngoài nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, hằng năm ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ đầu tư thực hiện một số công trình quan trọng trong mục tiêu xây dựng thành phố Festival.

- Ẩm thực:
Huế còn lưu giữ trên 1000 món ăn nấu theo lối Huế, có cả những món ăn ngự thiện của các vua triều Nguyễn. Bản thực đơn ngự thiện có trên vài chục món thuộc loại cao lương mỹ vị, được chuẩn bị và tổ chức rất công phu, tỷ mỷ, cầu kỳ. Các món ăn dân giã rất phổ biến trong quần chúng với bản thực đơn phong phú hàng trăm món được chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hấp dẫn, coi trọng phần chất hơn lượng; nghệ thuật bày biện các món ăn đẹp mắt, nghệ thuật thưởng thức tinh tế.

Dulichbui's Blog

- Điểm tham quan:
Và các điểm tham quan khác như: đồi Vọng Cảnh, Các chùa, ...
- Bãi biển:
Huế có nhiều bãi biển đẹp như: Thuận An, Lăng Cô, Chân Mây (bãi biển hoang sơ, đi xe máy tắm là rất ok).

Dulichbui's Blog

Bản đồ:
Xem trực tuyến:
Bạn có thể sử dụng các trang cung cấp bản đồ online phục vụ cho dân du lịch như:
Skydoor.net
Focation.com
Maps.google.com
Diadiem.com
....
Hoặc có thể tải các loại bản đồ Huế tại đây:
Đi và về:
Các phương tiện giao thông có thể lựa chọn khi đến Huế là:
Máy bay, tàu hỏa, xe bus
Du khách có thể ra thẳng Huế luôn nhưng hầu hết đều đến Đà Nẵng rồi mới tới Huế nên Dulichbui's Blog sẽ hướng dẫn cả hai cách:
Từ Tp.HCM ra Huế:
. Đường không:
Từ Tp.HCM hoặc bất cứ đâu có sân bay bạn có thể bay đến sân bay Phú Bài (cách trung tâm Tp.Huế 18km).
Có thể sử dụng dịch vụ bay của Vietnamairline hoặc Jetstar
Để biết được giá vé, lịch trình bay bạn có thể liên hệ với

Vietnam Airlines
Trung tâm đặt giữ chỗ qua điện thoại
Miền Bắc: 04-8320320
Miền Nam: 08-8320320
Miền Trung: 0511-811111

Sân bay Phú Bài
- Địa chỉ: Thị trấn Phú Bài, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số điện thoại: (84-54) 861261

Từ sân bay Phú Bài bạn có thể thuê taxi để vào lại trung tâm Tp.Huế.
Từ Tp.Huế ra sân bay Phú Bài có thể đi xe ôm hoặc taxi hoặc là xe trung chuyển:

Xe đưa đón khách về sân bay tại các điểm:
Du khách có thể đi taxi hoặc xe máy từ thành phố về sân bay và ngược lại trong vòng từ 15 đến 20 phút.
+ Số 12B đường Hà Nội, ĐT: 823249 : 25.000đ/1 vé/1 người (người lớn); 20.000đ/1 vé/ 1 người (Trẻ em).
+ Ðón tại nhà: Khu vực phía Nam Sông Hương: 25.000đ/người/1 vé, Khu vực
phía Bắc Sông Hương: 25.000 đ/1 vé/1 người + cước cự ly tương ứng.
+ Taxi thuê trọn gói:
Từ 80.000đ - 90.000 đ/1 chuyến xe 4 chỗ (đón tại các điểm thuộc bờ Nam Sông Hương).
Từ 100.000đ - 120.000đ/1 chuyến xe 4 chỗ (đón tại các điểm thuộc bờ Bắc sông Hương).

Jet Star Pacific Airline
Các phòng vé tại Việt Nam:
Hà Nội
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 19:00)
1. Phòng vé, số 152 Lê Duẩn, Quận Đống Đa (84-4) 3 8515350 -- Fax: (84-4) 3 5185416
2. Phòng vé, số 193C1 Bà Triệu, Quận Đống Đa (84-4) 3 9743167 -- Fax: (84-4) 3 9743167
3. Phòng vé, số 204 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm (84-4) 3 8550550 -- Fax: (84-4) 3 9368893
4. Phòng vé sân bay
Tầng 2, sảnh B – nhà Ga T1 – sân bay Nội Bài
(mở cửa từ 06:30 đến 19:30) (84-4) 3 5844468 - Fax: (84-4) 3 5844468

Hải Phòng
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 19:00)
1. Phòng vé, số 36 Hoàng Văn Thụ, Quận Hồng Bàng (84-031) 3 559 550 -- Fax: (84-031) 3 559 995
2. Phòng vé sân bay Cát Bi (84-031) 3 559 737

Nghệ An
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 19:00)
1. Phòng vé, số 46 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Vinh (84-038) 3 550550 - - Fax: (84-038) 3 560065
2. Phòng vé sân bay Vinh (84-038) 3 519619- Fax: (84-038) 3 519619

Huế
(Giờ mở cửa: Từ 07:00 đến 19:00)
1 . Phòng vé, 176 Hùng Vương (84-054) 3 550550 - Fax (84-054) 3 817789
2 . Phòng vé sân bay Huế (84-054) 3 955255 - Fax (84-054) 3 955255

Đà Nẵng
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 21:00)
1. Phòng vé 307 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu (84-511) 3 583583 – Fax: (84-511) 3 583020
2. Phòng vé sân bay Đà Nẵng
(mở cửa từ 09:00 đến 17:00) (84-511) 3 646646

Nha Trang
(Giờ mở cửa: Từ 07:00 đến 19:00)
1. Phòng vé, 1/32 Trần Quang Khải (84-058) 3 550550 - Fax: (84-058) 3 525170
2 . Phòng vé sân bay Cam Ranh (84-058) 2 228266

Thành phố Hồ Chí Minh
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 18:00)
1. Phòng vé, số 01 Công trường Mê Linh, Quận 1 (84-8) 3 8258101 - Fax: (84-8) 3 8258102
2. Phòng vé, số 4 đường Trường Sơn, Quận Tân Bình (84-8) 3 8442705 - Fax: (84-8) 3 8486256
3. Phòng vé, số 177 Võ Thị Sáu, Quận 3 (84-8) 6 2907349 - Fax: (84-8) 3 9325980
4. Phòng vé sân bay
Nhà ga Nội địa, sân bay Tân Sơn Nhất
(mở cửa từ 05:00 đến 20:30) (84-8) 3 8487176

Các văn phòng bán vé
1. Đại lý Cảng hàng không Phú Bài
Địa chỉ: 20 Hà Nội, Huế
Số điện thoại: (84-54) 823249
2. Đại lý Công ty Du lịch Hương Giang
Địa chỉ: 17 Lê Lợi, Huế
Số điện thoại: (84-54) 838485 - 832221 – 832220
3. Đại lý Công ty Thành Đô
Địa chỉ: 48 Hùng Vương, Huế
Số điện thoại: (84-54) 829829
4. Đại lý Công ty Trần & Liên Danh
Địa chỉ: 18 Lê Lợi, Huế
Số điện thoại: (84-54) 835835
5. Văn phòng đại diện Hàng Không Việt Nam tại Huế
Địa chỉ: 25 Nguyễn Văn Cừ, Huế
Số điện thoại: (84-54) 824709

. Đường sắt:
Bạn có thể đi tàu giá rẻ (Tàu SH), tàu thống nhất, … để đến Huế (tàu SH sẽ dừng ở Ga Huế).
Bạn có thể liên hệ với Ga Sài gòn để biết chi tiết về giá vé, giờ tàu chạy, …
Liên hệ đi tàu thống nhất
Địa chỉ: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 843 6528 - Fax: (08) 846 6091
Email: gasaigon01@yahoo.com
Website: www.vr.com.vn/gasaigon/ hoặc http://vetau.com.vn/

Ga Huế:
02 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Photobucket

Ga Huế xưa

. Xe bus:
Từ Tp.HCM để đến Huế bạn có thể sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ của các hãng xe chất lượng sau:
./ Hãng xe Mailinh
Địa chỉ: 64 - 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 929 2929
Email: ml@mailinh-corp.com
Website: http://www.mailinh.vn/

./ Các hãng xe chuyên về Opentour
- Sinhcafe Sài Gòn: 8367338-8376833
Hà Nội l: 52 Luong Ngoc Quyen street
HUE city: 12 Hung Vuong district;
HOIAN town: 18B Phan Dinh Phung street
NHATRANG beach city: 10 Biet Thu street
MUINE beach: 144 Nguyen Dinh Chieu street, Phan Thiet;
DALAT city: 4A Bui Thi Xuan street
HO CHI MINH city: 246 - 248 De Tham street,Dist.1
- An Phu
Tp.HCM: 07 Do Quang Dau St., Q1. (08) 9202513 – 912 0287
- …

./ CÔNG TY TNHH DU LỊCH & VẬN TẢI PHƯƠNG TRANG
Địa chỉ: 274 - 276 Đề Thám, P.PNL, Q.1, TP Hồ Chí MinhĐiện thoại: (08) 920
564 - Fax: (08) 920 6571

./ Xe Thành Bưởi
266 - 268 Lê Hồng Phong, P.4, Q.5, Tp.HCM
Điện thoại: 08.38308090 - 38397747 - 38353123
Đặt chổ: 08 38306306 – 38308090

./ CÔNG TY TNHH VẬN TẢI HOÀNG LONG
Địa chỉ: 5 Phạm Ngũ Lão, Q.Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Điện thoại: (0313) 920 920 - Fax: (0313) 921 930
Website: www.hoanglonghp.com
VPĐD tại TP Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: 195 Quốc Lộ 13, P.26, Q.Bình Thạnh - Điện thoại: (08) 243 8989; (08) 915 1818
- Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh - Điện thoại: (08) 243 8990; (08) 511 3113
- Địa chỉ: 47 Phạm Ngũ Lão, P.NCT, Q.1 - Điện thoại: (08) 915 1818; (08) 915 1678

Ngoài ra còn có nhiều hãng xe khác, bạn có thể lien hệ bến xe miền Đông để tham khảo them các chuyến xe cũng như giá cả:
./ Bến xe miền Đông:
292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Email: webmaster@benxemiendong.com.vn
Website: http://www.benxemiendong.com.vn/
Xe đi ra Huế sẽ tập tại bến xe phía Nam - bạn có thể bắt xe bus để vào trung tâm Tp.Huế, riêng mấy xe chất lượng cao sẽ tập trung tạp bờ Nam Tp.Huế (tập trung nhiều ở khu Đội Cấn).
Bến xe ở Huế:
- Bến xe khách Ðông Ba, Ðịa chỉ: số 6 đường Trần Hưng Ðạo,
ÐT: 823055;
- Bến xe khách Nguyễn Hoàng: Ðịa chỉ: số 3 đường Lê Duẩn,
ÐT: 526523;
- Bến xe liên tỉnh phía Nam: Ðịa chỉ: số 333A đường Hùng Vương,
ÐT 826065;
Từ Đà Nẵng đi ra Huế:
Từ Đà Nẵng ra Huế (khoảng cách 112km).
Bạn có thể đi bằng xe máy, xe bus, tàu hỏa.
. Xe máy:
Có thể thuê xe máy để đi từ Đà Nẵng ra Huế, tuy nhiên khi đi bằng đường bộ với phương tiện là xe máy bắt buộc bạn phải đi theo đường đèo Hải Vân - có thể dừng chân tại lưng đèo để ngắm Lăng Cô, Hải Vân quan và .. mấy. Rất đẹp.
Nếu bạn đi theo đường này thì không nên đi vào buổi sáng quá sớm hoặc quá khuya - không an toàn.
. Xe bus:
Bạn có thể đi xe ra Huế bằng xe chất lượng cao của các hãng chuyên Opentour (tại các khách sạn tại Đà Nẵng đôi lúc cũng có bán vé của mấy hãng này. Hoặc ra bến xe Đà Nẵng để bắt xe khách đi ra Huế.
Xe sẽ đi đường hầm Hải Vân nên bạn không chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên nơi đây.
. Tàu hỏa:
Từ Đà Nẵng đi ra Huế có thể đi nhiều hạng tàu khách nhau.
Tàu VQ: Đi chậm và lâu
Tàu SH: Tàu giá rẻ, dừng tại Ga Huế luôn.
Tàu thống nhất
Tốt nhất bạn nên đi tàu SH hoặc thống nhất.
Khi đi tàu bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp của dãy Trường Sơn của Đèo Hải Vân.

Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77



About me

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."



Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...



Blogger Tùng Lâm

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org