Du lịch "bụi": Nha Trang - (Đi và về)



Thông tin:
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà.

Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh.
Nơi đây cũng được biết đến như một thành phố sự kiện với các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010...


Địa lý
Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km2, dân số 350.375 người (2005). Phía Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.

Tên gọi
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay "Ea Trang" (có nghĩa là "sông Lau", tiếng người Chăm, tức là gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, con sông này đổ ra biển đúng chỗ có nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.

Về địa danh "Nha Trang", trong Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, tập bản đồ Việt Nam do nho sinh họ Đỗ Bá soạn vào khoảng nửa sau thế kỷ 17 đã thấy có tên "Nha Trang Môn" (cửa Nha Trang). Trong một bản đồ khác có niên đại cuối thế kỷ 17 mang tên Giáp Ngọ Niên Bình Nam Đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy ghi tên "Nha Trang Hải môn" (cửa biển Nha Trang). Trong thư tịch cổ Việt Nam, đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất đề cập đến địa danh này.

Có một thuyết nữa: ngày xưa nơi đây toàn nhà tranh vách đất, duy nhất có ngôi nhà của bác sĩ Alexandre Yersin người Pháp xây bằng gạch, lợp ngói, quét vôi trắng toát. Một lần có chiếc tàu lớn của ngoại quốc đi ngang qua cửa biển Cù Huân (cửa Lớn Nha Trang) thấy đất liền, viên chỉ huy hỏi xứ gì? Viên thông ngôn thấy nhà Bác sỹ Yersin trắng liền đáp 'Nhà Trắng". Viên chỉ huy ghi vào bản đồ. Vì tiếng nước ngoài không có dấu nên phát âm là "Nha Trang".

Trong Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn đã có nhiều tên gọi Nha Trang như "đầm Nha Trang, dinh Nha Trang, nguồn Nha Trang, đèo Nha Trang".

Lịch sử

Trung tâm Chính trị - Văn hóa tỉnh Khánh HòaTừ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ của thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh. Chỉ qua hai thập niên đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng. Với Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn (centre urbain). Thị trấn Nha Trang hình thành từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải.

Thời Pháp thuộc, Nha Trang được coi là tỉnh lỵ (chef lieu) của tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Nha Thương chánh, Bưu điện… đều đặt tại Nha Trang. Tuy nhiên, các cơ quan Nam triều như dinh quan Tuần vũ, Án sát (coi về hành chánh, tư pháp), Lãnh binh (coi việc trật tự trị an) vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam).

Đến Nghị định ngày 7 tháng 5 năm 1937 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang được nâng lên thị xã (commune). Lúc mới thành lập, thị xã Nha Trang có 5 phường: Xương Huân là phường đệ nhất, Phương Câu là phường đệ nhị, Vạn Thạnh là phường đệ tam, Phương Sài là phường đệ tứ, Phước Hải là phường đệ ngũ.

Ngày 27 tháng 1 năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.

Ngày 22 tháng 10 năm 1970, Sắc lệnh số 132-SL/NV của chính quyền Sài Gòn lấy 2 xã Nha Trang Đông, Nha Trang Tây và các xã Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, các ấp Phước Hải (xã Vĩnh Thái), Vĩnh Điềm Hạ (xã Vĩnh Hiệp), Ngọc Thảo, Ngọc Hội, Lư Cấm (xã Vĩnh Ngọc) thuộc quận Vĩnh Xương cùng các hải đảo Hòn Lớn, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Miễu, Hòn Tằm tái lập thị xã Nha Trang, tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa. Thị xã Nha Trang chia làm 2 quận: quận 1 và quận 2. Quận 1 gồm các xã Nha Trang Đông, Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, các ấp Ngọc Thảo, Ngọc Hội và Lư Cấm thuộc xã Vĩnh Ngọc, ấp Vĩnh Điềm Hạ thuộc xã Vĩnh Hiệp; Quận 2 gồm các xã Nha Trang Tây, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên (kể cả các đảo Hòn Tre, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Tằm), ấp Phước Hải của xã Vĩnh Thái.

Tiếp đó, Nghị định số 357-ĐUHC/NC/NĐ ngày 5 tháng 6 năm 1971 chia thị xã Nha Trang thành 11 khu phố: quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; Quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NV ngày 22 tháng 8 năm 1972 đổi các khu phố thành phường. Nghị định số 444-BNV/HCĐP/26.X ngày 3 tháng 9 năm 1974 sáp nhập các đảo Hòn Một, Hòn Cậu, Hòn Đụn, Hòn Chóp Vung, Hòn Đỏ vào phường Vĩnh Hải (quận 1) và Hòn Ngọc vào phường Vĩnh Nguyên (quận 2) thị xã Nha Trang.

Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang trong bối cảnh vô chính phủ do chính quyền Sài Gòn rút chạy từ đêm ngày 31 tháng 3[6]. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Ủy ban Quân quản Khánh Hòa chia Nha Trang thành 3 đơn vị hành chính: quận 1, quận 2 và quận Vĩnh Xương.

Tháng 9 năm 1975, hợp nhất hai quận: quận 1 và quận 2 thành thị xã Nha Trang.

Ngày 30 tháng 3 năm 1977, theo Quyết định số 391-CP/QĐ của Hội đồng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào TP. Nha Trang.

Quyết định số 54-BT ngày 27 tháng 3 năm 1978 thành lập xã Phước Đồng thuộc TP. Nha Trang.

Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ, Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/1999 công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại 2.

Danh lam thắng cảnh


Tượng Phật trắng
Đi thuyền trên sông Cái, lặn biển, đi vòng quanh các đảo hay thăm thác Ba Hồ.
Dinh Bảo Đại
Suối khoáng nóng Tháp Bà:
Đầm Nha Phu
Suối Hoa Lan
Đảo Khỉ: năm 2006 có trường đua ô tô loại nhỏ.
Bãi Sạn
Hòn Chồng
Hòn Tằm
Hòn Mun
Hòn Con Sẻ Tre
Hòn Ông
Đảo Yến
Hòn Tre (VinpearLand-Hòn Ngọc Việt, khu resort và giải trí được mệnh danh là hòn ngọc Việt Nam)
Suối Đổ
Suối Tiên
Hòn Bà
Thác Yangbay
Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Chùa Long Sơn (chùa Phật trắng)
Viện Bảo tàng Hải dương học: viện nghiện cứu biển lớn nhất Đông Dương với hàng chục ngàn mẫu sinh vật biển, cùng một thư viện sách khoa học quí hiếm bậc nhất Việt Nam.
Nhà thờ Chánh Tọa (nhà thờ núi)
Viện Pasteur Nha Trang
Thủy Cung Trí Nguyên
Bãi Dài (Cam Ranh), nằm trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, nối liền sân bay Cam Ranh và thành phố Nha Trang

Đặc sản
Ngoài các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình) và nem nướng Ninh Hòa. Ngoài ra, nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh căn. Với món bánh canh Nha Trang thì không giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên. Ngoài ra tại Nha Trang còn có bong bóng cá , vi cá , nước mắm , khô cá thu được xếp vào loại ngon . Hải sản Nha Trang đa dạng và phong phú với rất nhiều loại và vô số những món ăn khác nhau , nổi tiếng có món nhum - còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn sống với cải bẹ xanh .

Bản đồ
Tải bản đồ Nha Trang tại đây
Tải bản đồ đường Trần Phú tại đây
Xem trực tuyến bản đồ Nha Trang tại đây hoặc



Có thể sử dụng phầm mềm Google Earth của Google để xem tổng quan về địa hình của Khánh Hòa, Nha Trang. Tải tại đây

Đi & về:
Từ Tp.HCM đến Nha Trang bạn có thể đi bằng đường không, đường bộ và đường sắt.
Máy bay
Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km.Vì vậy khi đi tới Cam Ranh để vào được Nha Trang bạn phải đi thêm ít nhất một phương tiện khác nữa mới vào được Nha Trang.
• Xe taxi: Từ Sân bay Cam Ranh ra Nha Trang (và ngược lại) có thể đi xe Taxi của Mailinh (đậu bên ngoài rìa sân bay) giá khoảng 250.000 đ – 300.000 đ hoặc có thể đi xe trung chuyển của sân bay Cam Ranh (xe 15 chổ) giá khoảng hơn 30.000 đ (chỉ trả và đón khách tại Sân bay Nha Trang cũ)
• Xe ôm: Có thể ra ngoài thuê xe ôm để đi vào Nha Trang.
• Xe bus: xem các tuyến xe bus ở bên dưới.
Để biết được giá vé, lịch trình bay bạn có thể liên hệ với
• Văn phòng khu vực miền Nam Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất
49 Trường Sơn, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84.8) 8446667 Fax: (84.8) 8485312 Sita : SGNAVVN
. Trung tâm đặt giữ chỗ qua điện thoại Miền Nam: 08-8320320
Phòng vé của Vietnamairlines tại Nha Trang:
12 B Goàng Hoa Thám, Nha Trang
Điện thoại: (058).3823 797
91 Nguyễn Thiên Thuật. Nha Trang
Điện thoại: (058). 3826 768
Vị trí sân bay Nha Trang trên bản đồ

Sân bay Cam Ranh


Jet Star Pacific Airline
. Thành phố Hồ Chí Minh
(Giờ mở cửa: Từ 07:30 đến 18:00)
./ Phòng vé, số 01 Công trường Mê Linh, Quận 1 (84-8) 8.258.101 (84-8) 8.258.102
./ Phòng vé, số 4 đường Trường Sơn, Quận Tân Bình (84-8) 8.442.705 (84-8) 8.486.256
./ Phòng vé, số 177 Võ Thị Sáu, Quận 3 (84-8) 2.907.349 (84-8) 9.325.980
./ Phòng vé sân bay
Nhà ga Nội địa, sân bay Tân Sơn Nhất
(mở cửa từ 05:00 đến 20:30) (84-8) 8.487.176

. Nha Trang
(Giờ mở cửa: Từ 07:00 đến 19:00)
./ Phòng vé, 1/32 Trần Quang Khải (84-058) 550.550 (84-058) 525.170
./ Phòng vé sân bay Cam Ranh (84-058) 228266

Đường Thủy:

Bạn có thể ra Nha Trang bằng tàu Hoa Sen (khởi hành từ bến Nhà Rồng).
Liên hệ:
Tại TP Hồ Chí Minh: 99 Nguyễn Thị Minh Khai (Lầu 3), Q.1 - Điện thoại: (08) 39 252 295;
Tại Quảng Ninh: 6A Lê Thánh Tông, TP Hạ Long - Điện thoại: (033) 362 4959;
Tại Hà Nội: 54 Nguyễn Hữu Huân, Q.Hoàn Kiếm - Điện thoại: (04) 22 387 789 - (04) 38 727 909

Đường sắt
Có thể đi tàu thống nhất hoặc tàu du lịch Golden TrainBạn có thể liên hệ với Ga Sài gòn để biết chi tiết về giá vé, giờ tàu chạy, … Liên hệ đi tàu thống nhấtĐịa chỉ: 01 Nguyễn Thông, P.9, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3843 6528 - Fax: (08) 3846 6091
Email: gasaigon01@yahoo.com
Website: www.vr.com.vn/gasaigon/ hoặc http://vetau.com.vn/- Cung cấp thông tin: (08) 39 318 952
- Phòng bán vé: (08) 38 436 524 hoặc (08) 38 468 701 (xin số: 2302)
- Fax: (08) 38 436 524
- Đưa vé đến nhà: (08) 38 436 528 (thời gian phục vụ từ 07 giờ 00 đến 19 giờ 00 hàng ngày);

Tàu du lịch Golden Train thì liên hệ với:
Công Ty Cổ Phần Du Lịch Năm Sao
297 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận I.
Điện thoại : 08.39206868 Fax : 08.39205554
Hoặc quầy vé của Golden Train tại tầng 1 Ga Sài Gòn

Tàu sẽ dừng tại Ga Nha Trang (gần nhà thờ đá)
17 Thái Nguyên, Nha Trang
Điện thoại: (058). 3822113

Xe bus

Từ Tp.HCM đến Nha Trang có rất nhiều tuyến xe bus chất lượng cao cũng như các tuyến xe khách.Bạn có thể đi xe Open tour của các hãng xe như Sinhcafe, HanhCafe, TM Brother’s Café, An Phú…
Liên hệ mua vé tại khu phố Tây Phạm Ngũ Lão. Xe Open tour chạy tuyến này tương đối nhiều, chất lượng tốt. Xe khởi hành các buổi trong ngày kể cả tối, có cả xe giường nằm cho bạn lựa chọn.
• An Phu
Tp.HCM: 07 Đỗ Quang Đẫu, Q1. (08) 39202513 – 3912 0287Nha Trang: 10 Nguyễn Thiện Thuật - (058) 3288 286
• Sinh Café
http://sinhcafevn.com
Tại Tp.HCM:
246 - 248 Đường Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38367338-38376833
Hà Nội:
52 Luong Ngoc Quyen
Huế:
12 Hùng Vương - 054.3826867 - 38450227
Nguyễn Tri Phương - 054823309 – 848626
Hội An: 18B Hai Bà Trưng - 0510.863948
Nha Trang:
10 Biệt Thự - 058.3522982 – 352318354/I Nguyễn Thiện Thuật
90C Hùng Vương - 058.521981 – 524.329
Mũi Né:
144 Nguyễn Đình Chiểu - (062) 3847542
Đà Lạt:
4A Bùi Thị Xuân - 063.822663 - 836702

Các hãng xe Open tour sẽ dừng tại văn phòng vé của họ tại thành phố Nha Trang. Tập trung nhiều trên đường Nguyễn Thiện Thuật.
Còn nếu đi các xe bus chất lượng cao
./ Hãng xe Mailinh Địa chỉ: 64 - 68 Hai Bà Trưng, P.BN, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3929 2929
Email: ml@mailinh-corp.com
Website: www.mailinh.vn
Địa chỉ phòng vé:
Số 400A Lê Hồng Phong, Q.10
Số 293 Trần Phú, P.8, Q.5
Hoặc liên hệ các đại lý bán vé của Mailinh
Mailinh Nha Trang: (058). 3580606
./ Xe Phương Trang
Địa chỉ: 274 - 276 Đề Thám, P.PNL, Q.1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3920 6564 - Fax: (08) 3920 6571
./ Xe Kumho
Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh (Lầu 3), P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3511 6861 - Fax: (08) 3511 4617
./ Xe Minh Dũng
Địa chỉ: 99 Quốc Hương, P.Thảo Điền, Q.2, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 3511 5234; (08) 3519 0519; (08) 3744 2744 Fax: (08) 512 0257
Email: info@xeminhdung.com
Website: http://vexe.com.vn - http://xeminhdung.com
* Bến xe Nha Trang: (058) 819 819
* Bến xe Cam Ranh: (058) 954 888
* Văn Phòng Ninh Hòa: (058) 632 632
./ Xe Hoàng Long văn phòng tại Tp.HCM
Website: www.hoanglonghp.com
- Địa chỉ: 195 Quốc Lộ 13, P.26, Q.Bình Thạnh - Điện thoại: (08) 243 8989; (08) 915 1818
- Địa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh - Điện thoại: (08) 243 8990; (08) 511 3113
- Địa chỉ: 47 Phạm Ngũ Lão, P.NCT, Q.1 - Điện thoại: (08) 915 1818; (08) 915 1678
Xe Thuận Thảo
* Tại Phú Yên:
Địa chỉ: 227 Nguyễn Tất Thành, TP Tuy Hòa, Phú Yên
Điện thoại: (057) 382 4229 - Fax: (057) 382 3466
Email: info@thuanthao.vn
Website: http://thuanthao.com.vn
* Tại TP Hồ Chí MinhĐịa chỉ: 292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh
Điện thoại: (08) 35 112 957 - 35 112 845
Tại Nha Trang: 58 Đường 23/10 - TP. Nha Trang
Điện thoại: 058. 3 560 818 - 3 560 828

Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ quầy vé của bến xe miền Đông để mua vé xe chạy tuyến Tp.HCM – Nha Trang
./ Bến xe miền Đông:
292 Đinh Bộ Lĩnh, P.26, Q.Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 899 4056; (08) 898 4441; (08) 898 4442; (08) 898 4893
Email: webmaster@benxemiendong.com.vn
Website: http://www.benxemiendong.com.vn/
Các hãng xe này hầu hết đều dừng tại bến xe phía Nam thành phố Nha Trang, từ đó để đi vào Nha Trang bạn có thể đi xe ôm hoặc xe bus.
Bến xe phía Nam Nha Trang:
• Địa chỉ:58 Đường 23 tháng 10, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
• Điện thoại:(058).3822192

Các bến xe tại Khánh Hòa

1.BẾN XE PHÍA BẮC TP NHA TRANG:
• Địa chỉ:Số 01 đường 2/4, Vĩnh Hòa, TP Nha Trang.
• Điện thoại:838799
2.BẾN XE NINH HÒA:
• Địa chỉ:Thôn Thanh Châu, xã Ninh Giang, Khánh Hòa.
• Điện thoại:845981
3.BẾN XE CAM RANH:
• Địa chỉ:Đường số 7, Phường Cam Lộc, Thị xã Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hòa.
• Điện thoại:058.952519
4.BẾN XE DIÊN KHÁNH:
• Địa chỉ:Thị Trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
• Điện thoại:850275
5.BẾN XE PHÍA NAM TP NHA TRANG:
• Địa chỉ:58 Đường 23 tháng 10, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
• Điện thoại:058.822192

Liên hệ đặt tour: 0902 43 11 77



About me

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và muốn chia sẻ mà thôi."



Tôi yêu những chuyến đi, tôi yêu công việc viết blog và tôi đang cố gắng để có thể trở thành một travel blogger/travel writter...



Blogger Tùng Lâm

About

"Tôi không phải là dân du lịch chuyên nghiệp bởi kinh nghiệm mà tôi có được không nhiều, số lượng các điểm mà tôi đã đặt chân đến cũng không là bao, tôi nhận thấy mình chỉ là một người yêu thích du lịch và chia sẻ mà thôi..."

Followers

© 2008 - 2011 Dulichbui dot Org. All rights reserved.

® Ghi rõ nguồn "dulichbui.org" khi sử dụng lại thông tin từ website này.

Hotline: 0919.362.333

Email: info@dulichbui.org